02 CÁCH XÂY DỰNG VĂN HÓA “DATA-DRIVEN” CHO DOANH NGHIỆP

Con người đang ở trong cuộc cách mạng phân tích của thế giới nhiều đổi thay. Sự thay đổi đó được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên chỉ có hai thứ quyết định hầu hết những thứ còn lại. Thứ nhất là sự bùng nổ về lượng dữ liệu số giá trị từ thị trường lao động và người tiêu dùng trong đời sống hằng ngày. Thứ hai là những tiến bộ trong công nghệ, như học máy, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây cho phép con người diễn giải và tận dụng lượng dữ liệu khổng lồ này.

Nguồn: Abstract Aerial Art/Getty Images

Tuy vậy, chỉ các doanh nghiệp nổi trội với khả năng phân tích mới có khả năng tiếp cận hiệu quả đến nguồn dữ liệu và công nghệ kể trên. Các công ty này nhận ra rằng thành công với khả năng phân tích đòi hỏi tư duy phân tích từ các cấp điều hành đến văn hóa phân tích trong doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là một phần quan trọng đi kèm với công nghệ. 

Có hai cách đơn giản giúp các công ty làm được điều trên.

1) Đảm bảo Ban điều hành có khả năng phân tích

Chỉ khi những chuyên gia đứng đầu của doanh nghiệp có khuynh hướng đưa ra quyết định dựa trên số liệu và bằng chứng mới có thể phát triển khả năng này trong lòng tổ chức. Việc đưa trách nhiệm phân tích hay mô hình hóa vấn đề cho cấp dưới trở nên quá phổ biến trên thực tế đã hạn chế tư duy phân tích của những người quản lý. 

Giống như bất kỳ quy tắc nào khác, để trở nên giỏi phân tích đòi hỏi phải có môi trường thực hành và kinh nghiệm, điều mà nhân viên cấp cơ sở khó có thể có được. Các lĩnh vực chuyên môn thiết yếu bao gồm sự hiểu biết sâu sắc về các tập dữ liệu được phân tích và khả năng nhận ra các hạn chế và khả năng sai lệch của chúng. Nếu không có kiến thức chuyên sâu về dữ liệu và áp dụng các kỹ thuật phân tích phù hợp, có thể đưa ra kết luận sai, từ đó đưa ra quyết định dưới mức tối ưu.

Một chức năng thiết yếu khác đòi hỏi sự chỉ đạo ở cấp điều hành là việc thực hiện quản trị dữ liệu phù hợp. Thực hiện áp dụng phân tích có quy mô đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình sàng lọc dữ liệu tốt, từ xác định cấu ​​trúc, cơ sở hạ tầng, vai trò và trách nhiệm, đến việc thực hiện quản lý liên tục và giám sát việc thu thập, xác minh, lưu trữ và sử dụng dữ liệu. Các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu phải được tôn trọng và tuân thủ, và sự quản lý đáng tin cậy phải được thể hiện. Mức đầu tư quản trị dữ liệu và kỷ luật nghiêm ngặt như vậy cần phải xuất phát từ trên xuống.

Thay vì giao trách nhiệm phân tích cho các cấp thấp hơn của tổ chức, một số vị trí điều hành bắt buộc phải được giao cho những người có chuyên môn phân tích thực sự và đưa người có kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết lên cấp bậc cao hơn. Có thể thực hiện một bài kiểm tra như sau: Trong một tình huống khó khăn, liệu nhà điều hành có thể tự mình vạch ra và giải thích các mô hình thống kê không? Họ có thể bảo vệ cách sử dụng dữ liệu và kết luận họ rút ra từ đó hay không? Nếu câu trả lời là không, thì họ không thể là người đảm nhận vị trí điều hành đang nói tới.

Nguồn: Unplash

2) Phát triển các thói quen hỗ trợ tư duy phân tích

Một câu hỏi được đặt ra là với đội ngũ không phải ban điều hành thì sao? Họ là lực lượng quan trọng vì họ chiếm đông hơn nhiều so với các nhà quản lý. Công nghệ phân tích tốt đến đâu đều sẽ thất bại nếu văn hóa “để tâm” đến dữ liệu không tồn tại. Có thể chúng ta không phải là những nhà phân tích định lượng ưu tú, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đạt được một mức thành thạo nhất định. 

May mắn thay, một mình khả năng bẩm sinh không quyết định liệu chúng ta có đạt được tiêu chuẩn này hay không. Việc có thói quen luyện tập đưa ra quyết định và hoàn thiện theo thời gian mới giúp chúng ta đạt được trình độ mong muốn. 

“Công nghệ phân tích tốt đến đâu đều sẽ thất bại nếu văn hóa “để tâm” đến dữ liệu          không tồn tại.”

Thay vì để các thói quen và hoạt động phát triển một cách tình cờ, hãy dành thời gian hàng ngày cho các hoạt động tạo thói quen phân tích. Hãy tự hỏi, những vấn đề mà bạn đang vật lộn hàng ngày cần những câu hỏi nào để phân tích? Thông tin nào là cần thiết, nó ở đâu và làm thế nào để phân tích để đưa ra kết luận? (...) Doanh nghiệp có thể khuyến khích người lao động thực hành tư duy phân tích bằng cách tuyên dương nhân viên khi họ tích cực củng cố các kỹ thuật phân tích phù hợp. Phía doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các khóa training để hướng dẫn cho người lao động để tăng khả năng phân tích.

Đảm bảo tư duy phân tích thông qua các thói quen hàng ngày xuyên suốt từ nhà lãnh đạo cho đến người lao động sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp. Các tổ chức đầu tư vào chuyên môn phân tích ở cấp cao và củng cố các hoạt động phân tích hàng ngày sẽ được định vị tốt nhất để tận dụng tối đa dữ liệu và công nghệ có rất nhiều ngày nay và chắc chắn sẽ mở rộng và phát triển trong tương lai.

Nguồn: Sheri L. Feinzig và Nigel Guenole, Harvard Business Review, 19/02/2020

Người dịch: Diễm Phúc

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR