TÁI TẠO TỔ CHỨC SAO CHO PHÙ HỢP VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA NGUỒN LỰC?

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là đảm bảo nhân viên hạnh phúc với công việc, vậy tại sao họ không tạo nên một môi trường làm việc mà nhân viên nào cũng muốn ở lại? Sau đại dịch triền miên đã tạo nên nhiều áp lực cho nhân viên và họ có thể lựa chọn cách nghỉ việc.

Thực tế, nhân viên đã có mong muốn và nhu cầu cao hơn cho công việc và cuộc sống của họ. Công ty không thể cứ dậm chân tại chỗ những phúc lợi cơ bản và hy vọng nhân viên sẽ chấp nhận với những điều kiện đó.

Thay vào đó, doanh nghiệp cần nhận thức được những mong muốn của nhân viên. Một cách duy nhất là doanh nghiệp tái tạo “Định vị giá trị nhân viên” (Employer Value Proposition) và biến “nghỉ việc ồ ạt” thành những tín hiệu buộc doanh nghiệp phải chiêm nghiệm và bắt đầu hành trình tái tạo.

Tái tạo tổ chức

Hình: Hội nghị Nhân sự Việt Nam 2022

Quá trình chiêm nghiệm là gì?

Xu hướng “nghỉ việc ồ ạt” đang nóng lên, hơn 4,27 triệu người lao động Mỹ đã nghỉ việc trong tháng 5, năm 2022 và 58% người lao động Châu Âu đang cân nhắc sẽ nghỉ việc đến cuối năm nay.

Điều này không có gì là ngạc nhiên và trở thành báo động đỏ cho toàn cầu. Nhân viên đặc biệt là nhân tài của công ty đang chuẩn bị dần thư nghỉ việc và tìm kiếm cơ hội mới.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cứ mãi chăm chăm nhìn vào những chiều trò ngắn hạn để hạn chế nhân viên nghỉ việc thay vì tìm hiểu nguyên nhân đằng sau trào lưu này. Và bạn sẽ không bao giờ giải quyết triệt để tình trạng này nếu không hiểu bản chất bên trong.

Thật ra, xu hướng “nghỉ việc ồ ạt” không phải là một “căn bệnh” quá phức tạp mà đó chính là biểu hiện của sự thay đổi tích cực. Đó là một trong những quá trình chuyển hoá, giúp nhân viên giải đáp những câu hỏi về cơ hội phát triển sự nghiệp của họ, đặt ra mục tiêu và hành động để đạt được nó. Chính vì vậy, cụm từ “Quá trình chiêm nghiệm” là một trong những cụm từ thích hợp cho tình trạng này.

Con người đang nhìn lại cuộc sống của họ và tự hỏi liệu họ có cần nhiều hơn thế nữa.

Doanh thu là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các nhà tư bản và kích thích tính cạnh tranh. Đại dịch khiến cuộc chiến đó càng mạnh mẽ hơn nữa và một số nhân viên bị bỏ lại phía sau trong khi công ty đang tập trung vào chiến lược kinh doanh.

Những điều kể trên kết hợp với thời gian làm việc kéo dài mỗi ngày, nỗi sợ, biến động của xã hội đã tác động đến suy nghĩ của nhân viên liệu họ cần nhiều hơn để đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống. Tại sao con người vẫn cứ mãi làm việc cho một công ty không xứng đáng về lương thưởng, quản lý yếu kém và điều kiện làm việc không đảm bảo?

Theo Gartner, 65% người lao động đang suy nghĩ lại về nơi họ làm việc liệu có xứng đáng với cuộc sống của họ. 52% người lao động khác lại đặt câu hỏi về mục tiêu đi làm mỗi ngày của họ là gì, trong khi 50% nhân viên lại có khuynh hướng đổi mong đợi sang một người người quản lý có tâm và có tầm hơn. Rất nhiều người phát hiện họ mong muốn có sự rạch ròi giữa công việc và cuộc sống, họ muốn một nơi lý tưởng để làm việc và đóng góp các giá trị cho xã hội.

Điều đó chứng tỏ “quá trình chiêm nghiệm” sẽ dẫn dắt đến một thế giới mà đặt con người làm trọng tâm với sự thấu cảm.

Tuy nhiên, tất cả chúng ta kể cả các nhà quản lý cần tham dự vào sự thay đổi này. Bạn cần hiểu rõ những điều nào đang và có xu hướng chuyển hoá. Nhân viên có quyền được đòi hỏi những cơ hội bình đẳng hơn, linh hoạt và có những chế độ bảo vệ sức khỏe tinh thần, vật chất và thịnh vượng. Đây chính là thời gian mà mọi doanh nghiệp cần nhận thức được những thay đổi tích cực của nhân viên và áp dụng “Định vị giá trị nhân viên” (EVP) vào tương lai của doanh nghiệp.

Bạn cần áp dụng EVP vào các chiến lược nhân sự tương lai

Đại dịch bắt đầu với sự chuyển dịch rõ rệt. Con người, không chỉ nhân viên mà còn là khách hàng, đối tác đang tự hỏi liệu điều gì đang làm họ hạnh phúc và liệu họ đang làm việc quá nhiều trong khi nhận lại thì ít.

Đây chính là thời gian họ đánh giá lại giá trị bản thân, tầm nhìn và mục tiêu cá nhân. Điều này thôi thúc họ nói lên những mong đợi và sẵn sàng rời công ty nếu họ không cảm thấy hạnh phúc. Hơn thế nữa, những thay đổi này lại trùng hợp với những xu hướng làm việc tương lai.

Những cơ hội làm việc mới sẽ gia tăng và nguồn nhân lực sẽ đa dạng hơn bao giờ hết. Cuối cùng, sự công bằng và thấu cảm sẽ là điều mà mọi nhân viên ưu tiên trong công việc của họ.

Điều này tạo nên giá trị nhân viên thiên hẳn về con người. Con người cũng muốn các nhà lãnh đạo nhận thức được giá trị riêng của họ và hỗ trợ những quyền lợi hơn cả một nơi làm việc và kiếm tiền. Doanh nghiệp cần xác định làm như thế nào để tạo sự khác biệt giữa họ và các doanh nghiệp khác, giúp cuộc sống của nhân viên tốt đẹp hơn.

Nhân viên luôn muốn làm việc tại nơi họ xây dựng các mối quan hệ tích cực và phát triển cộng đồng. Họ còn muốn hiểu rõ mục tiêu công việc và điều đó đang có xây dựng gì cho xã hội.

Doanh nghiệp cần đề xuất các gói quyền lợi về sức khỏe thể chất và tinh thần, thời gian làm việc phù hợp và sự linh hoạt, và tất cả những điều này sẽ trở thành điều kiện cơ bản của một công việc. Tương lai công việc sẽ tập trung vào con người và giá trị nhân viên thiên về các quyền lợi cho nhân viên. 

Nhìn chung, thế giới sau đại dịch đã làm thay đổi góc nhìn & mong đợi của nhân viên. Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc với những mục tiêu rõ ràng trong công việc, lắng nghe nhu cầu của nhân viên và thiết lập điều kiện làm việc giúp nhân viên ngày càng yêu công việc của họ.

Để nắm bắt tín hiệu ĐÃ ĐẾN LÚC TÁI TẠO, vào ngày 15 tháng 9 vừa qua, Hội nghị Nhân sự Việt Nam đã được tổ chức thành công với chủ đề “REINVENT TO GROW”. Hơn 1000 CEO và chuyên gia nhân sự đã được vẽ rõ bức tranh cạnh tranh của nền kinh tế vĩ mô trên thế giới và Việt Nam, cập nhật những mô hình kinh doanh tân tiến, từ đó đánh giá được những thay đổi của nội lực và luận bàn những giải pháp phù hợp.

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR