4 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA VIỆC THỰC THI BỞI CHRIS MCCHESNEY, SEAN COVEY VÀ JIM HULING

#1 Tập trung vào thứ tối quan trọng

Nguyên tắc này giúp chúng ta dành nỗ lực cho những thứ quan trọng nhất để đạt được hiệu quả cao. Thay vì tập trung vào rất nhiều mục tiêu khác nhau, hãy tập trung vào mục tiêu giúp kết quả của tập thể tạo ra sự khác biệt nhiều nhất. 

Những thứ cần lưu ý khi áp dụng nguyên tắc này:

  • Chọn ra 1 hoặc 2 mục tiêu quan trọng nhất, mà mục tiêu đó giúp đội nhóm hoặc cá nhân đạt được kết quả mong đợi cuối cùng
  • Đầu tư nỗ lực và sự ưu tiên đặc biệt dành cho 1 hoặc 2 mục tiêu đó

Đây là cũng là nguyên tắc quan trọng nhất so với 3 nguyên tắc còn lại, vì không có nó, gần như những nguyên tắc còn lại không thể phát huy vai trò của chúng.

#2 Làm việc dựa vào “thước đo có tính dẫn dắt” (lead measure) giúp chúng ta đạt được mục tiêu mong đợi cuối cùng

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

“Thước đo có tính dẫn dắt” giúp ta trả lời cho câu hỏi “Chúng ta có khả năng đạt mục tiêu không?” và bạn hoàn toàn có thể tác động hoặc kiểm soát tiến độ của nó. Chẳng hạn như, bạn không thể kiểm soát mức độ thường xuyên xe của mình sẽ bị hỏng trên đường, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tần suất bảo trì cho xe của mình. Và khi bạn đảm bảo được tần suất này, bạn hầu như có thể hạn chế được việc hư hỏng của xe trong quá trình sử dụng. 

Một đặc điểm chúng ta có thể nhận ra là, “thước đo có tính dẫn dắt” không phải là thước đo của sự thành công (Measure of success), mà đó lại là mục tiêu nhỏ mang tính quyết định, giúp chúng ta đạt được mục tiêu tối quan trọng.

Nếu nguyên tắc #1 nói về sự TẬP TRUNG vào ít mục tiêu, thì nguyên tắc #2 nói về việc xác định sự đo lường để tạo ĐÒN BẨY giúp tập thể và cá nhân đạt được mục tiêu mong đợi cuối cùng của mình.

#3 Tạo “bảng điểm” quyền lực

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Một số đặc điểm của “bảng điểm” này là:

  • Nó cập nhật cho chúng ta tiến độ hoàn thành mục tiêu liên tục và mọi lúc một cách rõ ràng. 
  • Nó không chỉ cập nhật tiến độ hoàn thành mục tiêu của cả tập thể, mà nên cập nhật cả tiến độ của từng cá nhân. Bởi vì điều khiến một người cảm thấy được truyền động lực để làm việc không phải là liệu cả tập thể có hoàn thành mục tiêu hay không, mà chính họ có hoàn thành được mục tiêu hay không.
  • Mục đích cơ bản của “bảng điểm” chính là tạo động lực cho các thành viên hoặc bản thân mong muốn “chiến thắng” trong “trận chiến” của chính mình.

Chính tiến độ, kết quả công việc là thứ giúp các cá thể gắn kết với nhau. Vì thế, hãy làm cho mỗi cá nhân cảm nhận họ là một phần trong sự thành công của tập thể qua một “bảng điểm quyền lực”.

#4 Kiểm tra tiến độ hàng tuần 

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Nếu như nguyên tắc #1 #2 #3 giúp chúng ta thiết kế một trận chiến cho chính bản thân, tập thể, nguyên tắc #4 chính là cách đánh trong một “trận chiến”.

Việc kiểm tra tiến độ công việc thông thường được diễn ra ở dạng buổi họp hàng tuần, trong khoảng 20 - 30 phút.

Nội dung buổi họp thường có tối thiểu 3 phần: 

  • Báo cáo những cam kết, tiến độ công việc trong tuần vừa rồi
  • Xem lại “bảng điểm” để học hỏi từ thành công và thất bại qua những công việc cả đội nhóm hoặc cá nhân đã thực hiện
  • Đưa ra những bước tiếp theo và tạo những cam kết mới cho tuần sau

Cốt lõi của những buổi họp xem xét tiến độ của công việc là để đảm bảo sự CAM KẾT của cá nhân hoặc mọi thành viên đối với không chỉ người lãnh đạo, mà còn với đồng đội của họ trong hành trình đạt được kết quả cuối cùng. 

Trường hợp làm việc trong đội nhóm, người lãnh đạo cần lưu ý 4 yếu tố khiến các thành viên không kết nối được với công việc của mình:

  • Các thành viên không hiểu công việc mình đang làm
  • Các thành viên không cảm thấy người quản lý quan tâm đến những gì họ đang làm
  • Họ không thấy công việc của mình liên quan đến mục tiêu của tập thể
  • Họ không thể đo lường kết quả công việc của mình đóng góp cho thành quả của cả nhóm

Bốn nguyên tắc này được nhiều người áp dụng vì đây là những nguyên tắc cô đọng nhưng mức độ ứng dụng của nó rất cao. Không chỉ người lãnh đạo cần biết các nguyên tắc này để tạo thúc đẩy hiệu suất của đội nhóm, mà ở vị trí nhân viên hoặc người làm việc tự do cũng cần biết để quản trị bản thân tốt hơn. 

Hy vọng Anh Chị đã có thêm hiểu biết về cách quản trị bản thân qua bài viết này. Hãy trở thành Hội viên của VNHR để được tham gia những sự kiện về phát triển năng lực và kỹ năng thực hành nhân sự nhé.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.franklincovey.com/the-4-disciplines/

https://medium.com/swlh/the-four-disciplines-of-execution-295d6c2ec102

https://www.getstoryshots.com/books/the-4-disciplines-of-execution-summary/

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR