COVID-19 VÀ 04 CÂU HỎI DOANH NGHIỆP CẦN ĐẶT RA

Theo số liệu tính đến ngày 2/3/2020, Covid-19 hiện đã lan sang ít nhất 131 quốc gia và khiến hơn 156.000 người mắc bệnh, với hơn 5.800 ca tử vong. Chính phủ nhiều nước đã phải đóng cửa biên giới và theo đó nhiều công ty cũng lần lượt hoãn lịch công tác. Ảnh hưởng kinh tế lên các doanh nghiệp đã quá rõ ràng.

Dưới đây là 04 câu hỏi gợi ý cho các tổ chức để chuẩn bị và phản ứng trước sự lây lan của virus. 

1. Doanh nghiệp có nên điều chỉnh chính sách phúc lợi cho nhân viên trong trường hợp họ bị cách ly hoặc khi doanh nghiệp đóng cửa tạm thời hay không?

Trong tương lai, có khả năng số lượng nhân viên bị nhiễm bệnh hoặc chăm sóc người bị nhiễm bệnh sẽ ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp nên xem xét thời gian và chính sách nghỉ ốm cho nhân viên từ bây giờ. Các điều khoản rõ ràng giúp người lao động an tâm nghỉ bệnh (không bị phạt, thời gian hợp lý), sẽ khuyến khích tinh thần tự giác báo cáo giữa nhân viên và giảm nguy cơ lây nhiễm. 

Một khảo sát được thực hiện gần đây cho thấy khoảng 40% người sử dụng lao động đã thực hiện hoặc có kế hoạch điều chỉnh chính sách trả lương nếu nhân viên phải nghỉ ốm dài ngày.

Nguồn: Internet

Trong khi chỉ một vài doanh nghiệp khác Châu Á đóng cửa vì dịch bệnh, đã hơn một nửa số công ty ở Trung Quốc ngừng hoạt động ít nhất là tạm thời. Việc đóng cửa như vậy được dự đoán sẽ càng trở nên phổ biến trên toàn cầu nếu dịch bệnh tiếp tục diễn ra.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện coi Covid-19 như bất kỳ bệnh nào khác, và những chính sách nghỉ ốm thông thường sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, thời gian cách ly điều trị có thể kéo dài hơn thời gian nghỉ ốm bình thường. Khảo sát cho thấy hơn 90% người sử dụng lao động ở Trung Quốc đã cho phép người lao động nghỉ phép có lương với đầy đủ phúc lợi. 

2. Liệu khả năng làm việc từ xa của người lao động đã được tối đa hóa?

Có thể nhiều ngành nghề (bán lẻ, sản xuất, chăm sóc sức khỏe) đòi hỏi người lao động phải đến cơ sở làm việc. Tuy nhiên, cũng có những công việc hoàn toàn có thể được thực hiện từ xa, kể cả các cuộc họp. Doanh nghiệp nên khuyến khích triển khai mô hình “làm việc tại nhà” (Work from home) để hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh nếu có thể. Gần 60% nhà tuyển dụng được khảo sát cho biết họ đã tiến hành tăng số lượng nhân viên làm việc linh hoạt từ xa (46%), hoặc đang lên kế hoạch để thực hiện điều đó (13%).

3. Doanh nghiệp đã có hệ thống thông tin chính thức, đủ tin cậy để cập nhật thông tin sức khỏe hay chưa?

Những tin đồn thất thiệt có thể lây lan nhanh như virus và gây hoang mang trong nội bộ công ty. Doanh nghiệp bắt buộc phải có khả năng tiếp cận tất cả nhân viên, kể cả những người không ở nơi làm việc. Thông tin nên được cập nhật thường xuyên để doanh nghiệp kịp thời kiểm soát và có biện pháp đối phó nếu xuất hiện ca lây nhiễm.

Các thông tin phải được truyền tải một cách nhất quán từ cơ quan có thẩm quyền trong tổ chức. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì thông tin liên lạc qua điện thoại/ văn bản và email hiện tại cho tất cả nhân viên và kiểm tra liên lạc trên toàn tổ chức theo định kỳ. Nếu hiện tại công ty không chưa có cổng thông tin chính thức, thì bây giờ là thời điểm tốt để xây dựng nó.

4. Liệu cấp quản lý, giám sát đã được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng?

Có 65% các công ty có công nhân viên ở Trung Quốc đang đào tạo cấp quản lý những kiến thức cơ bản  về Covid-19. Trong khi đó, khoảng 34% doanh nghiệp tại Bắc Mỹ đang tích cực đào tạo hoặc lên kế hoạch đào tạo cho cấp quản lý của mình. Dù đào tạo theo hình thức nào, những thông tin phù hợp (như kiểm soát nhiễm trùng và chính sách của công ty) đều phải được trang bị đầy đủ. Người quản lý cũng nên biết cách liên hệ với các bộ phận có thẩm quyền trong công ty và cơ sở y tế địa phương nếu phát hiện ca nghi nhiễm.

Việc lên kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp về tình hình dịch bệnh có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ nhân viên, khách hàng và cả chính tổ chức. Nhưng kế hoạch đó chỉ hiệu quả khi được thực thi. Vì vậy, doanh nghiệp nên phân tích tình hình hiện tại để triển khai phương án đối phó phù hợp, từ đó hạn chế thiệt hại cho mình và tạo niềm tin lâu dài cho người lao động.

Theo Jeff Levin-Scherz và Deana Allen, “8 Questions Employers Should Ask About Coronavirus”, Harvard Business Review, 02.03.2020

Người dịch: Diễm Phúc

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR