DOANH NGHIỆP MUỐN ĐỨNG BÊN LỀ TRÀO LƯU “NGHỈ VIỆC Ồ ẠT” - HR CẦN LÀM GÌ?

Thế giới đang chuyển mình sau đại dịch và nguồn nhân lực cũng đang có những thay đổi tạo nên các xu hướng mới trên toàn cầu. Năm 2021, hơn 19 triệu nhân viên ở US đã nghỉ việc và theo Bureau of Labor Statistics (BLS) thống kê, đây là con số nghỉ việc cao nhất từ năm 2000. Nguyên nhân do đâu? Thật sự là có rất nhiều lý do khác nhau. Một số lý do có thể kể đến như nhân viên muốn nhận lương thưởng công bằng hơn, công việc có sự linh hoạt cao hơn và cân bằng được công việc và cuộc sống. Người lao động đã không còn tha thiết với một công việc hành chính sáng đi chiều về nữa.

Xu hướng “nghỉ việc ồ ạt” để lại ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất kinh doanh, sự mở rộng thị trường và nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp lại lao đao tìm nhân tài mới. Nhân tài cũng là một trong những thứ xa xỉ và khó có thể thay thế được, thậm chí lương của nhân viên mới thường mắc gấp đôi bình thường. Đối với nhân viên, họ cứ tiếp tục vòng luẩn quẩn nghỉ việc, tìm việc rồi lại nghỉ việc vì họ không cảm thấy gắn kết với công ty, kết nối với các đồng nghiệp và không được ủng hộ cho sự nghiệp. Những vấn đề này nhìn có vẻ nhỏ nhưng lại tiến triển rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến quyết định gắn bó với công ty của nhân viên. 

Nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân tài, thu hút những thế hệ tiếp theo và bắt kịp những nhu cầu mới trong công việc, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với thời đại mới với các chính sách về sự đa dạng và thuộc về, những chương trình gắn kết, môi trường làm việc linh hoạt, quan tâm đến sức khỏe tinh thần & vật chất của nhân viên và nhiều hơn thế nữa.

TRÀO LƯU NGHỈ VIỆC Ồ ẠT - HR CẦN LÀM GÌ

Vậy làm cách nào để doanh nghiệp có thể TÁI TẠO TỔ CHỨC - BỨT PHÁ THÀNH CÔNG? Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo nhé:

1. Gắn kết con người sâu sát với từng cá nhân

Gọi điện trực tiếp, tin nhắn hay những công cụ công nghệ tối ưu quy trình làm việc đang tái tạo môi trường làm việc nhưng lại tạo ra thách thức cho các nhà lãnh đạo và chuyên gia Nhân sự làm thế nào để kết nối từng cá nhân sau những công nghệ kia. Khi nhân viên dần ưu tiên hình thức làm việc từ xa hay làm việc kết hợp, tần suất họ gặp nhau lại ngày càng ít đi.

Vì vậy, doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc thật sự mang tính khuyến khích, động viên nhân viên thay vì ép buộc. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi cùng suy nghĩ những ý tưởng mới cho nhân viên làm việc từ xa và kết hợp để mọi thông tin đều được chia sẻ một cách rõ ràng, chạm đến mục tiêu của nhân viên và doanh nghiệp. Khi các nhà lãnh đạo dành thời gian quan tâm đến từng cá nhân, điều đó sẽ tạo nên môi trường thân thiện, mang tính hỗ trợ và tất cả mọi người cùng có cơ hội phát triển. Đặc biệt, việc ứng dụng những công nghệ để đo lường và cải thiện sự tương tác của các thành viên sẽ giúp các lãnh đạo dễ dàng quản lý, khuyến khích đội nhóm hơn.

2. Động viên nhân viên với cơ hội thăng tiến rõ ràng và đồng hành giúp họ đạt được mục tiêu

Khi nhân viên cảm thấy có sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, họ sẽ có khả năng gắn kết và ở lại công ty lâu hơn. Theo Harvard Business Review, nếu nhân viên vẫn làm một vị trí trong vòng 10 tháng họ sẽ có xu hướng rời công ty khá sớm. Vì họ không muốn cứ làm mãi trong một vị trí với sự không rõ ràng về chế độ thăng tiến.

Một lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng sẽ giúp nhân viên có cái nhìn rõ hơn về việc làm như thế nào để họ ngày càng “trưởng thành” trong chuyên môn của mình. Tất nhiên, việc thăng chức là một trong số đó.

3. Tạo điều kiện để nhân viên cân bằng công việc và cuộc sống

Thời gian làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều không còn là thời gian làm việc hiệu quả. Theo khảo sát gần đây của Gallup, nhân viên làm việc tại văn phòng thiếu sự gắn kết hơn so với nhân viên làm việc từ xa hay kết hợp. Ranh giới giữa nhà và văn phòng đã trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Nhân viên sẽ ưa chuộng thời gian làm việc linh hoạt, họ có thể làm bất cứ khi nào miễn đảm bảo trách nhiệm công việc.

Mỗi nhân viên sẽ có mỗi cuộc sống cá nhân khác nhau. Với những bậc bố mẹ hoặc có người thân cần được chăm sóc, làm việc từ xa giúp họ đưa đón con đi học hoặc có thể chăm sóc con ốm. Nhân viên không thích phải tiêu tốn thời gian cho việc di chuyển đến công ty, trong khi giá xăng và lạm phát lại còn tăng mạnh. 

Nói tóm lại, quyết định thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào từng công ty, nhu cầu của nhân viên và vị trí của họ. Không có quy định nào có thể làm hài lòng tất cả nhân viên nhưng mô hình làm việc kết hợp, từ xa có thể là phương án tối tân nhất. 

4. Liên tục tham khảo ý kiên của nhân viên

Sau khi triển khai những ý tưởng và chương trình mới, điều quan trọng các doanh nghiệp cần quan tâm là liên tục ghi nhận những góp ý của nhân viên. Chỉ khi công ty hiểu được nhu cầu, những mối quan tâm, doanh nghiệp mới tối ưu tốt trải nghiệm của họ.

 Một cách để lắng nghe góp ý của nhân viên là thực hiện những khảo sát. Những câu hỏi có thể tập trung vào công việc cụ thể của từng nhân viên, nếu không tốt thì họ có những đề xuất gì mới không. Điều đó sẽ giúp nhân viên tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ hơn. Có rất nhiều nhân viên rời công ty vì họ chưa bao giờ được hỏi về những nhu cầu của mình. Bạn hãy phân tích những dữ liệu mà mình thu thập được để đánh giá được tình hình của nhân viên và có phương án cải thiện kịp thời.

5. Ưu tiên các hoạt động chăm sóc sức khỏe vật chất, tinh thần và sự phát triển thịnh vượng

Trước đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp thường tập trung vào những chương trình gắn kết tại nơi làm việc như ăn trưa, Ping-Pong, các lớp học Yoga và những chương trình thể thao khác. Hiện nay, nhân viên lại tìm kiếm những lợi ích về mặt an toàn cho sức khỏe tinh thần, thể chất và đảm bảo an toàn trong đại dịch cho họ và cả những người thân. Ví dụ nhân viên đang có nhu cầu tìm hiểu những biến cố ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của họ. Họ mong muốn các nhà quản lý có thể chia sẻ những điều đó, họ có thể tâm sự những khó khăn với các nhà lãnh đạo nhưng hy vọng các quản lý có thể đặt trọn niềm tin vào nhân viên vẫn hoàn thành tốt công việc.

Định nghĩa “môi trường làm việc tốt nhất” hiện đang chuyển mối quan tâm dần sang sức khoẻ tinh thần, thể chất, linh hoạt, văn hoá và chắc chắn nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng với điều đó. Đối với các doanh nghiệp chưa có động thái gì, hãy triển khai bây giờ, không bao giờ là quá trễ để thực hiện những chương trình thúc đẩy sức khỏe của nhân viên. Môi trường linh hoạt giúp họ cân đối được chất lượng công việc và cuộc sống cá nhân. Văn hoá doanh nghiệp cũng là nơi nhân viên tìm thấy sự giao thoa giá trị cá nhân và doanh nghiệp. Khi những điều này được hỗ trợ đúng mực, nó sẽ tạo ra môi trường làm việc an toàn, khuyến khích và khỏe mạnh.

Sự chuyển dịch từ “nghỉ việc ồ ạt” đến tái tạo để bứt phá là phương án tối ưu để đương đầu với các thách thức. Bằng việc ưu tiên sức khỏe nơi làm việc, liên tục phản hồi góp ý của nhân viên và tạo nên môi trường làm việc linh hoạt, doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên phát triển cả chuyên môn và con người. Từ đó tạo nên nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lý thuyết là vậy, còn thực tế các doanh nghiệp đang triển khai cụ thể những hoạt động gì để hạn chế tỷ lệ nhân viên nghỉ việc? Những câu chuyện thành công nào chưa được hé lộ? Mời bạn đến với HỘI NGHỊ NHÂN SỰ VIỆT NAM 2022 để khám phá câu trả lời cho riêng mình.

 

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR