LÀM CÁCH NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI?
  • Thu hút và giữ nhân tài đứng đầu trong danh sách những lo lắng lớn nhất của các CEO.
  • Nhưng, việc “xây dựng văn hóa doanh nghiệp toàn diện” có vị trí ưu tiên thấp hơn nhiều trong danh sách kể trên. Đó lạ thay lại là giải pháp đường dài để giải quyết những vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Trong thị trường việc làm khắc nghiệt ngày nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian để lo lắng về cách tuyển dụng và giữ chân những nhân viên tuyệt vời. Nhưng một báo cáo mới lại cho thấy họ không tập trung vào những thay đổi có thể giúp mình đi xa hơn để giải quyết vấn đề.

Nguồn: Unplash

Một cuộc khảo sát toàn cầu mang tên Conference Board mới đây được thực hiện trên 1.520 ban lãnh đạo, bao gồm 740 CEO, cho thấy rằng, mối quan tâm chính của các CEO là thu hút nhân tài hàng đầu và giữ những người giỏi nhất của họ ở lại. Nhu cầu về nhân viên tài năng hiện nay đã tăng vượt quá nguồn cung ở hầu hết các nền kinh tế chín muồi (Mature Economy). Do đó, các cơ hội việc làm mở ra trở nên rất khó để được lấp đầy. Thật vậy, cạnh tranh về nhân tài là yếu tố gây căng thẳng hàng đầu cho các CEO ở Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ ra các CEO chỉ suy nghĩ về vấn đề nhân tài một cách hoàn toàn tách biệt, và hầu như không chú tâm đến những thứ có thể giúp họ đi xa hơn trong công cuộc thuê và giữ chân các nhân viên xuất sắc. Chẳng hạn, việc “xây dựng văn hóa hòa nhập” chỉ được xếp thứ 10 trong danh sách mối quan tâm của nhà lãnh đạo. Theo sau đó là “cách đánh giá hiệu suất hiệu quả hơn” (thứ 11), “Sự đa dạng lực lượng lao động” xếp thứ 14. Và “Bình đẳng trong trả công” đã hạ cánh xuống vị trí thứ 16. Thứ tự trên cho thấy các CEO nghĩ rằng họ đã giải quyết được các vấn đề đó rồi (và thực ra là không). Hoặc đơn giản là họ không quan tâm nhiều nếu phụ nữ và dân tộc thiểu số được trả tiền công bằng hay không.

Nguồn: The Conference Board C-Suite Challenge 2020

Có thể các CEO đặt các vấn đề như văn hóa hòa nhập và bình đẳng thu nhập với thứ tự ưu tiên thấp vì nghĩ rằng mình đã có phong độ tốt trên các mặt trận đó. Nếu đúng như thế, một mô hình thân quen đang lặp lại. Mô hình này được xác định bởi Boston Consulting Group trong một cuộc khảo sát gần đây với hơn 16.000 nhân viên tại 14 quốc gia trên thế giới. 

Trong Tạp chí Harvard Business Review, cố vấn của BCG - Matt Krentz cho biết:

"Một nửa số nhân viên khác nhau chia sẻ rằng với họ, thiên vị đã trở thành một phần trải nghiệm ngày qua ngày ở nơi làm việc. Một nửa còn lại cho biết họ không tin công ty mình có cơ chế phù hợp để đảm bảo các quyết định quan trọng (như đề cử lên vị trí cao hơn hoặc giao các dự án lớn) không bị tính thiên vị ảnh hưởng. Trái lại, hàng ngũ lãnh đạo có khả năng cao khẳng định là những quyết định của mình không bao giờ có thiên vị trong đó. "

Những người ít có khả năng trải qua sự thiên vị không thể trở thành các nhà thẩm phán để xét đoán xem đó có phải là vấn đề hay không . Và điểm mù này có thể khiến các công ty nhanh chóng mất đi các nhân viên xuất sắc (...). Trên tạp chí New York Times, Giám đốc Marketing của Verizon - Diego Scotti, đã nói rằng:

 “Nếu bạn không tạo điều kiện để mọi người ở lại, bạn có thể tiếp tục những chương trình tuyển dụng tuyệt vời và sau đó mọi người sẽ tiếp tục chọn ra đi.”

Theo Sarah Todd, Writer, Quartz, World Economics Forum 05/02/2020

Người dịch: Diễm Phúc

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR