“LÀM QUEN” NHÂN VIÊN THẾ HỆ Z QUA BÁO CÁO CỦA DELOITTE

Liệu bạn đã sẵn sàng xây dựng văn hóa tổ chức khi có nhân viên thuộc Thế hệ này chưa? (Ảnh: sưu tầm Internet)

Vào năm 2018, tổ chức Network Executive of Women đã hợp tác với Deloitte khảo sát hơn 6000 người khác nhau dựa trên các đặc điểm về thế hệ, chủng tộc, thu nhập, giới tính, học vấn,... trong đó có 1531 người thuộc Thế hệ Z, 1541 người thuộc Thế hệ Millennial (còn gọi là “Thế hệ Y”), 1560 người thuộc Thế hệ X, 1595 người thuộc Thế hệ Baby Boomers (còn gọi là “Thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh”). 

Theo báo cáo của Deloitte, những người được sinh ra từ năm 1995 - 2012 là những người thuộc Thế hệ Z. Đây là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nội dung và thông tin ngày càng nhiều và được chia sẻ rộng rãi - thời kỳ mà chỉ bằng một cú nhấp chuột chúng ta đã có thể mua hàng trực tuyến. Từ năm 2019 và nhiều năm sau đó, Thế hệ Z sẽ “chiếm lĩnh” lực lượng lao động tại các tổ chức. 

Đâu là những đặc điểm của Thế hệ Z trong môi trường làm việc mà Deloitte kết luận được từ khảo sát này?

1. Thế hệ Z kỳ vọng họ được làm việc trong lĩnh vực quen thuộc với mình trong cuộc sống thường nhật hơn những lĩnh vực mà họ không thường tiếp xúc hằng ngày.

2. Môi trường nào cho Thế hệ Z có nhiều sáng kiến, đa dạng kèm theo sự ổn định và an toàn trong công việc của họ thì họ sẽ cực kì trung thành với nơi đó.

3. Về phong cách làm việc, họ thích làm việc độc lập hơn các công việc đòi hỏi sự kết hợp trong đội nhóm. Bên cạnh đó, họ rất trân trọng việc tương tác trực tiếp trong công việc.

Lưu ý rằng độc lập ở đây không có nghĩa là cô lập.

Liệu bạn đã sẵn sàng xây dựng văn hóa tổ chức khi có nhân viên thuộc Thế hệ này chưa? (Ảnh: sưu tầm Internet)

4. Về giá trị cốt lõi, Thế hệ Z không chỉ làm việc vì chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tổ chức mang lại cho khách hàng, mà họ còn xem xét những giá trị đạo đức, tính thực tiễn và giá trị cho cộng đồng mà tổ chức đó mang lại.

Để chiếm lấy tình cảm của Thế hệ Z, tổ chức cần thể hiện giá trị của mình thông qua những cách làm cụ thể cho nhân viên, khách hàng để giúp mang lại giá trị có ý nghĩa cho xã hội về các vấn đề như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu,...

5. Thế hệ Z ƯU TIÊN sự an toàn tài chính.

Dù tiền lương rất quan trọng với Thế hệ Z, tuy nhiên, bên cạnh việc có tiền lương, họ còn mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thời gian làm việc linh hoạt và những quyền lợi khác. Mặc dù tiền lương là yếu tố để họ đưa ra quyết định làm hay không làm một công việc, nhưng so với các thế hệ trước đây, họ coi trọng ít tiền lương hơn. Nếu cho họ chọn giữa công việc có lương thưởng tốt, nhưng không khiến họ hứng thú và công việc mang lại sự hứng thú cho họ, nhưng lương không quá cao, thì họ vẫn xem cân nhắc đây là hai cơ hội có tỉ trọng như nhau.

6. Cách Thế hệ Z thể hiện qua phương tiện truyền thông chính là cách họ tương tác với người khác và mong muốn bản thân được nhìn nhận.

7. Khái niệm về sự đa dạng của Thế hệ Z không chỉ là về chủng tộc, giới tính, thiên hướng,...như các thế hệ trước

“Đa dạng” là từ khóa đặc trưng để nói về Thế hệ Z. Tuy nhiên, những người thuộc thế hệ này không chỉ có thể phân loại theo chủng tộc, giới tính, thiên hướng,...mà có thể nói mỗi cá nhân thuộc thế hệ này đều là một bản thể khác biệt với nhau.

Hi vọng bạn có thể tham khảo một số đặc điểm về Thế hệ Z trong môi trường làm việc để điều chỉnh cách tiếp cận, thu hút và giữ chân nhân tài thuộc Thế hệ Z từ những phát hiện này của Deloitte. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về một số đề xuất của Deloitte cho việc tuyển dụng nhân tài thuộc Thế hệ Z thông qua Báo cáo “Welcome To Generation Z” này.

Nguồn tham khảo: Bài viết Understanding Generation Z In The Workplace.

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Do you need suitable HR solutions? Contact us now! Or call +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR