NHỮNG TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG NHẤT THẾ GIỚI

Dưới đây là ba chủ đề chính gợi ý những ưu tiên hàng đầu cho các nhà lãnh đạo hoặc các chương trình phát triển kỹ năng quản lý đã được tác giả bài viết khái quát lại. Có lẽ một số điều phía dưới bạn sẽ chẳng thấy lạ lùng gì, nhưng để thành thạo là một câu chuyện khác. Bởi lẽ việc cải thiện các tố chất trên đôi lúc đòi hỏi phải hành động trái với bản chất của chúng ta.

Nguồn: Sunnie GilesSource: Sunnie Giles

Thể hiện những giá trị đạo đức và xây dựng môi trường đầy sự tin tưởng.

Chủ đề này đúc kết từ hai trong số ba tố chất được đánh giá cao nhất trong cuộc khảo sát: có tiêu chuẩn đạo đức và nhân phẩm (chiếm 67%) với khả năng truyền đạt kỳ vọng rõ ràng (chiếm 56%).

Được kết hợp với nhau, các tố chất này đều nói về việc tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy. Một người lãnh đạo có tiêu chuẩn đạo đức cao sẽ đảm bảo tuân thủ tính công bằng và tôn trọng nguyên tắc làm việc giữa mình và cấp dưới. Tương tự như vậy, khi người lãnh đạo truyền đạt rõ ràng những kỳ vọng của mình, họ sẽ tránh được những tình huống gây hiểu nhầm và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có một cách hiểu chung. Trong một môi trường lành mạnh, nhân viên có thể thư giãn, và tập trung nhiều hơn vào hoạt động giao tiếp, đổi mới, sáng tạo và những tham vọng của họ. (...)

Làm cách nào rèn luyện chúng? Đơn giản là hành xử theo cách bạn thấy phù hợp với giá trị sống của mình. Nếu thấy bản thân đưa ra một quyết định mâu thuẫn với các nguyên tắc của mình hoặc đang biện minh cho các hành động bất chấp cảm giác khó chịu dai dẳng, có lẽ bạn cần kết nối lại với các giá trị cốt lõi của mình. 

Hãy thử hình dung đám tang của mình và lắng nghe những gì mọi người nói về bạn trong điếu văn. Có phải đó là những gì bạn muốn nghe? Cách suy nghĩ này sẽ cho bạn cảm nhận rõ ràng hơn về những gì quan trọng đối với bạn, từ đó sẽ giúp đưa ra những quyết định hằng ngày một cách đúng đắn.

Để tạo một môi trường “an toàn”và thoải mái, hãy tập trung vào việc giao tiếp với mục đích cụ thể là khiến mọi người cảm thấy thực sự an toàn. Cách để thực hiện là thừa nhận và giảm nhẹ đi kết quả hoặc hậu quả đáng sợ ngay từ đầu. Điều này được gọi là “làm sạch không khí”. Ví dụ, bạn có thể tiếp cận một cuộc trò chuyện về một dự án thất bại bằng cách nói “Tôi không cố gắng đổ lỗi cho bạn. Tôi chỉ muốn hiểu chuyện gì đã xảy ra mà thôi.”

Nguồn: Internet

Cho phép người khác có quyền tự sắp xếp, tổ chức công việc

Không một nhà lãnh đạo nào có thể tự làm được tất cả mọi thứ. Do đó, phân bổ quyền hành trong toàn tổ chức và dựa vào quyết định của những người gần nhất với khả năng thực thi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng các nhóm nhân viên được trao quyền có năng suất cao và chủ động hơn, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn. Nhóm này cũng bày tỏ mức độ hài lòng đối với công việc cao hơn và có trách nhiệm với tổ chức mình. 

Tuy nhiên, nhiều quản lý vẫn e ngại để mọi người tự tổ chức. Họ chần chừ bởi vì tin rằng sức mạnh là một trò chơi có tổng bằng không. Sẽ rủi ro biết bao nếu cho phép người khác phạm sai lầm và rồi đối mặt với những hậu quả tiêu cực từ các quyết định của cấp dưới!

Để vượt qua nỗi sợ từ bỏ quyền lực, hãy bắt đầu bằng cách nhận thức sự căng thẳng thể chất phát sinh khi bạn cảm thấy vị trí của mình đang bị thách thức. Như đã thảo luận ở trên, các mối đe dọa dự tính sẽ kích hoạt ở bạn phản ứng chống đối. Tin tốt là chúng ta có thể huấn luyện cơ thể trở nên thư giãn thay vì phòng thủ khi bị căng thẳng. Chúng ta nên hiểu rằng từ bỏ quyền lực là một cách tuyệt vời để tăng sự ảnh hưởng và giúp xây dựng lòng tin của nhân viên theo thời gian.

“Hãy cố gắng tách biệt tình huống hiện tại với quá khứ, chia sẻ gánh nặng với người khác thay vì cố gắng kiểm soát mọi thứ.”

Thúc đẩy sự kết nối và thân thuộc trong môi trường làm việc

Những nhà lãnh đạo có cách “giao tiếp cởi mở” (tố chất # 6) hay cho nhân viên cảm giác”cùng hội cùng thuyền” (# 8) luôn xây dựng một môi trường kết nối vững chắc.

Con người là một loài mang tính xã hội - luôn muốn kết nối và cảm nhận được sự thân thuộc. Từ góc độ tiến hóa, sự gắn bó rất quan trọng vì nó cải thiện cơ hội sống sót của con người trong thế giới đầy rẫy những kẻ săn mồi. 

Nghiên cứu cho thấy rằng cảm giác kết nối cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất và khía cạnh tình cảm. Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cảm xúc của một người có thể “lây lan” nơi công sở: một nhân viên bất kỳ có thể trở nên không vui khi thấy hai đồng nghiệp tỏ vẻ khó chịu với nhau. (...)

Một số cách đơn giản bạn có thể làm để tăng sự gần gũi với nhân viên mình: Mỉm cười với mọi người, gọi họ bằng tên, ghi nhớ sở thích và tên các thành viên trong gia đình của họ chẳng hạn. Bên cạnh đó, sử dụng một bài hát, phương châm, biểu tượng để đặt tên cho đội nhóm của mình cũng là một cách hiệu quả để gắn kết mọi người. (...)

Ba chủ đề trên sẽ gắn liền những thách thức lớn cho các nhà lãnh đạo vì chúng thường đi ngược với các phản ứng tự nhiên của chúng ta. Nhưng nếu tự nhìn nhận một cách sâu sắc và nhìn theo một góc nhìn khác, chúng ta hoàn toàn có cơ hội để phát triển những tố chất trên bằng cách tập trung vào cải thiện chính mình.

Theo Sunnie Giles, Harvard Business Review, 15.03.2016

Người dịch: Diễm Phúc

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Bạn cần các giải pháp nhân sự phù hợp? Liên hệ ngay với chúng tôi! Hoặc gọi số +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR