[By CarePlus] Trào ngược Dạ dày thực quản và những biến chứng cần lưu ý

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Tại Việt Nam chưa có số liệu cụ thể nhưng theo báo cáo Bộ Y tế năm 2022 có 30-45% bệnh nhân ở thành thị bị vấn đề về dạ dày và trào ngược dạ dày. Trong đó, dân văn phòng chiếm tỷ lệ đáng kể do chế độ ăn uống thất thường và áp lực công việc. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài nhưng không hiệu quả. Vậy trào ngược dạ dày thực quản và những biến chứng của bệnh này là gì?

 1. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Trào ngược là hiện tượng acid và các chất trong dạ dày đi ngược lên thực quản (một đường ống bình thường có chức năng đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày để tiêu hóa). Khi hiện tượng này gây ra các triệu chứng khó chịu hay tổn thương thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease: GERD).

GERD có những triệu chứng rất điển hình như: nóng ran ở ngực, ợ nóng, ợ trớ,... và không điển hình như đau thượng vị, đau ngực, nuốt khó, nghẹn cổ, khàn giọng, ho khan kéo dài, buồn nôn hay nôn… Điều này khiến GERD cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác.

Trên thực tế, trào ngược dạ dày thường lâu khỏi và có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày, lối sống không khoa học tác động khiến bệnh ngày càng trở nặng.

Theo chuyên gia tại CarePlus, những người làm việc văn phòng rất dễ bị GERD do đặc thù công việc ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và ăn uống, cụ thể là thường xuyên thức khuya, uống không đủ nước, bỏ bữa sáng, ăn uống quá nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng với rượu bia, hoặc ăn các món ăn nhiều gia vị cay nóng,...

2. Biến chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý

Hầu hết bệnh nhân GERD thường chỉ gặp các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,... và ít gặp các biến chứng nặng. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân khiến người bệnh thường có thái độ chủ quan, bỏ qua việc điều trị kịp thời và dứt điểm, dẫn đến bệnh tiến triển thành mãn tính, tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm hơn. 

🔹 Viêm loét thực quản: Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét. Viêm thực quản lâu ngày có thể gây xơ hóa dẫn đến co rút, hẹp thực quản.

 🔹 Thực quản Barrett: là tình trạng phần tế bào vảy bình thường ở vị trí phần dưới thực quản bị biến đổi thành loại tế bào khác (tế bào ruột) do thời gian dài bị viêm loét thực quản. Sự chuyển đổi này này có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản trong tương lai.

 🔹 Bệnh lý phổi và họng thanh quản: Dịch acid từ dạ dày thường xuyên trào ngược lên sẽ gây viêm dây thanh quản, đau họng và khàn tiếng. Nếu bệnh nhân hít phải dịch acid này cũng có thể gây viêm phổi, hen phế quản. Ở một số ca hiếm gặp, acid vào phổi lâu ngày có nguy cơ gây tổn thương phổi mãn tính.

 🔹 Bệnh lý răng miệng: Trào ngược acid lâu ngày có thể gây tổn thương men răng, sâu răng.

Những biến chứng này không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu; mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống.

 3. Nỗi lo về ung thư thực quản

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2022, trên thế giới có khoảng 511.054 ca mới mắc và 445.391 ca tử vong do ung thư thực quản. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 12 trong những loại ung thư thường gặp với 3.686 ca mắc mới, 3.470 ca tử vong mỗi năm, độ tuổi thường gặp khoảng 50 - 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh lý ung thư thực quản là thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá thời gian dài và thường xuyên ăn uống thực phẩm quá nóng (trên 60 độ C).

Khi bị GERD lâu ngày, người bệnh có thể bị thực quản Barrett và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên, không phải tất cả người mắc bệnh GERD đều đối diện với nguy cơ này.

Những yếu tố thường gặp tăng nguy cơ mắc thực quản Barrett như: thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên (khoảng 55 tuổi), người da trắng, thói quen hút thuốc lá, béo phì và tiền căn gia đình có người thân mắc Barret thực quản hoặc ung thư thực quản.

Thực quản Barrett có nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản, nhưng tỷ lệ này rất thấp, chỉ khoảng 0.5% mỗi năm. Do đó, chúng ta đừng nên quá lo lắng khi có kết luận bị Barrett thực quản.

 Khi có những triệu chứng, dấu hiệu bị trào ngược dạ dày và nghi ngờ bị thực quản Barrett, hãy chủ động đến CarePlus để được bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hóa thăm khám, theo dõi và điều trị phù hợp với từng trường hợp:

🔸 Dùng thuốc cải thiện và giảm triệu chứng GERD, phối hợp cùng thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa các biến chứng.

🔸 Những bệnh nhân bị thực quản Barrett nhưng chưa có những biến đổi tế bào nghi ngờ tiền ung thư thực quản chỉ cần thực hiện nội soi thực quản - dạ dày để kiểm tra mỗi 3-5 năm.

🔸 Nếu bệnh nhân bị thực quản Barrett có những tổn thương tiền ung thư sẽ được điều trị tùy mức độ và có lịch theo dõi sát hơn từ 6 tháng - 1 năm tùy biểu hiện thực tế.

Việc chủ động tầm soát sức khỏe 6 tháng 1 lần sẽ giúp bạn phát hiện ra nguy cơ bệnh từ sớm, để lên kế hoạch cải thiện lối sống, hoặc điều trị phù hợp.

Để được tư vấn về chi tiết gói khám cũng như cách đặt lịch hẹn, bạn đọc vui lòng liên hệ:

·       Hotline: 1800 6116

·       Email: info@careplusvn.com

·       Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam

------------ 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Quận 1: 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP. HCM

Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM

Quận Tân Bình: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Do you need suitable HR solutions? Contact us now! Or call +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR