[By Careplus] HAI PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY

Hai phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại nhất hiện nay

1. Xét nghiệm PAP

Dựa theo kỹ thuật thực hiện, người ta chia xét nghiệm Pap thành 2 loại bao gồm:

  • Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy (truyền thống)
  • Xét nghiệm Pap nhúng dịch (ThinPrep / LiqiPrep / Max Prep)

Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy 

Xét nghiệm này còn có tên là xét nghiệm Pap-smear hay xét nghiệm phết tế bào tử cung, cho phép phát hiện sớm các tế bào cổ tử cung có biến đổi bất thường. Sự xuất hiện của những tế bào này được coi là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ở bệnh nhân ung thư giai đoạn khởi phát. 

Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy có giá trị tầm soát quan trọng NHƯNG kỹ thuật này còn có một số nhược điểm:

– Tế bào bị sót trên dụng cụ thu mẫu sau khi phết lên lam kính “mất tế bào quan trọng”.
– Tế bào được bảo quản với chất lượng không ổn định “khó đánh giá tế bào”.
– Những tế bào cổ tử cung quan trọng thường bị che khuất bởi nhiều tạp chất “khó phát hiện tế bào bất thường”.

Xét nghiệm Pap nhúng dịch (Thinprep / LiqiPrep / Max Prep)

Xét nghiệm Pap nhúng dịch thế hệ mới có thể PHÁT HIỆN sớm các tế bào biến đổi bất thường CHÍNH XÁC hơn nhờ vào những tiến bộ mới:

– Tế bào được thu nhận và xét nghiệm nhiều hơn do đó không bỏ sót tế bào bất thường.
– Tế bào được bảo quản tốt, luôn ổn định, giúp chuẩn đoán tốt hơn.
– Sau khi các tạp chất được li giải, tế bào được quan sát rõ ràng và độ chẩn đoán chính xác cao.

2. Xét nghiệm HPV

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục là thủ phạm chính, chiếm tỉ lệ 99,7% liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung. Virus này có nhiều loại song chỉ có khoảng 14 type có nguy cơ cao gây ung thư, đặc biệt là chủng 16 và 18.

Xét nghiệm HPV DNA:

  • Khắc phục được các nhược điểm của xét nghiệm Pap.
  • Được nhiều tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng thay thế hoặc kết hợp với xét nghiệm Pap trong tầm soát UTCTC cho phụ nữ ở độ tuổi 30-65.

Lời khuyên phòng ngừa UTCTC:

  • Phụ nữ từ 21 tuổi và đã quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ 1-2 năm/lần
  • Phụ nữ 30-65 tuổi: Nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap và HPV định kỳ 3-5 năm/lần (nếu kết quả xét nghiệm HPV âm tính).
  • Phụ nữ 9-26 tuổi: Nên tiêm ngừa vắc-xin HPV dù đã quan hệ hay chưa
  • Không cần làm xét nghiệm HPV trước khi chích.

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Do you need suitable HR solutions? Contact us now! Or call +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR