[By Careplus] HIỂU LẦM BẤT TẬN VỀ CẢM & CÚM - GIỐNG HAY KHÁC NHAU?

Hiểu lầm bất tận về CẢM & CÚM - Giống hay Khác nhau?

1. Mẹ nghĩ không cần chích ngừa cúm cho con vì chích xong cũng thấy con vẫn cảm cúm hoài?

Nhiều người lầm tưởng Cảm và Cúm giống nhau vì hai cả hai đều do virus (siêu vi) gây ra và có nhiều biểu hiện thường gặp tại đường hô hấp trên như hắt hơi, chảy, nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt, đau nhức mỏi người,…Ngoài ra, mọi người cũng thường hay gọi cảm là cảm cúm.

Tuy nhiên, đây lại hoàn toàn là 2 bệnh khác nhau. Cảm thường tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu, ít có biến chứng nặng. Còn Cúm thì có nguy cơ cao biến chứng nặng lên hô hấp như viêm phổi, suy đa cơ quan, có thể gây tử vong và tạo thành dịch nguy hiểm cho cộng đồng.

Chính vì vậy, CHÍCH NGỪA CÚM là để phòng ngừa Cúm và biến chứng nặng của cúm chứ không phải chích ngừa cúm là để không bao giờ bị cảm. Nên dù đã chích ngừa cúm thì mọi người vẫn có thể bị cảm hay viêm mũi họng siêu vi, nhưng sẽ không mắc các biến chứng nặng nguy hiểm của cúm.

2. Chỉ có trẻ em mới cần chích ngừa cúm còn người lớn thì không?

Nhiều người nghĩ chỉ trẻ nhỏ mới bị nhiễm virus Cúm còn người lớn thì không. Đây là quan niệm sai lầm, bởi bất kỳ ai cũng có thể bị virus cúm tấn công. Đặc biệt, người lớn đi làm trong môi trường văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc virus cúm cao thứ 2 chỉ sau môi trường bệnh viện.

Ở tại các nước phát triển và 1 số công ty nước ngoài tại VN, chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động là chích ngừa cúm miễn phí hằng năm, vì họ hiểu và cực kỳ sợ cúm. Cúm làm mất ngày công người lao động, cúm lây thành dịch cho cả công ty và cúm lại khá thường gặp hằng năm. Cũng như vậy đa số trẻ nhỏ trước tuổi đến trường bị cúm là do ba mẹ và người chăm sóc trẻ lây. Ngoài ra khi bị cúm, ba mẹ cũng sẽ không đủ sức khỉe để có thể thể chăm sóc các bạn nhỏ.

3. Đang có thai hay đang cho con bú thì không thể chích ngừa cúm?

Phụ nữ mang thai được xem là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc cúm và dễ diễn tiến nặng khi mắc cúm. Vì được sản xuất từ virus bất hoạt nên vắc-xin cúm an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Theo khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa cúm khi mang thai ở tam cá nguyệt 2, 3. Phụ nữ đang cho con bú thì không có lý do gì không chích cúm cả.

4. Tiêm phòng Cúm - Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa Cúm 

Tiêm phòng cúm rất quan trọng, đặc biệt cho trẻ em. Hiện nay, Phòng khám Quốc tế CarePlus đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin cúm cho trẻ em và người lớn. Trước khi chủng ngừa, trẻ sẽ được thăm khám, sàng lọc kỹ lưỡng sức khỏe và thể trạng bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về vắc xin và phác đồ chủng ngừa, các phản ứng phụ, cách chăm sóc bé sau tiêm chủng tại nhà…

Khi chủng ngừa tại CarePlus, bố mẹ hoàn toàn an tâm bởi vắc xin được bảo quản tại kho đông lạnh hiện đại, phòng tiêm có đầy đủ các thiết bị y tế đạt chuẩn. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng, hiểu tâm lý trẻ cũng như rất nhiệt tình và chu đáo, giúp bé vượt qua nỗi sợ khi chủng ngừa.

Đặc biệt, sau tiêm chủng, trẻ sẽ được theo dõi 30 phút tại không gian sân chơi rộng rãi, thoáng mát và đầy màu sắc. Thông tin sức khỏe, lịch sử tiêm phòng của bé sẽ được lưu giữ, rất thuận lợi khi cần tra cứu và bố mẹ sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch tiêm chủng cho trẻ khi gần đến lịch tiêm nhắc lại.

Khách hàng có nhu cầu tiêm ngừa Cúm vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước Hotline 1800 6116 hoặc website www.careplusvn.com để đặt hẹn chích ngừa cúm hoặc để biết thêm chi tiết.

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Do you need suitable HR solutions? Contact us now! Or call +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR