[By Wellcare] Nhận thức về tự kỷ – Đón nhận sự đa dạng trong doanh nghiệp

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 100 người thì có 1 đến 2 người rơi vào phổ tự kỷ. Với tỉ lệ này, có thể xung quanh mỗi chúng ta đều có một người thân, người bạn hoặc đồng nghiệp đang sống chung với chứng tự kỷ.

Chính vì thế, xã hội ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề xây dựng môi trường thân thiện cho họ, bao gồm trong gia đình, trường học và công sở. Chung mục tiêu trên, Liên Hợp Quốc nhất trí tuyên bố ngày 2/4 là “Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ".

Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã tiên phong đón nhận sự đa dạng về tình trạng thần kinh (neurodiversity) – bao gồm chứng tự kỷ, có thể kể đến như Microsoft, Ford, Dell Technologies, SAP, và IBM. Họ thậm chí còn chỉnh sửa quy trình tuyển dụng để hỗ trợ những nhân viên có tình trạng thần kinh khác biệt. Bởi vì họ hiểu rằng, bên cạnh một số ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và hành vi, những người tự kỷ vẫn đủ năng lực, thậm chí có khả năng vượt trội, để đảm nhiệm nhiều vị trí trong doanh nghiệp.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) là một dạng rối loạn phát triển hệ thần kinh, khiến một người nhìn nhận thế giới, suy nghĩ, cư xử và tương tác với mọi người khác với số đông.

Sở dĩ gọi là một phổ bởi vì từng người sẽ chịu mức độ ảnh hưởng và trên những khía cạnh khác nhau, thay đổi ở độ tuổi và môi trường khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi người tự kỷ cần phương pháp và mức độ hỗ trợ khác nhau.

Tìm hiểu thêm về tự kỷ tại bài viết này.

Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng lẫn thế mạnh của riêng mình. Theo nghiên cứu, nhiều người có tình trạng thần kinh khác biệt, bao gồm tự kỷ, có khả năng vượt trội ở một số khía cạnh như toán học, tập trung vào chi tiết, ghi nhớ và suy nghĩ sáng tạo. Nếu được hỗ trợ đúng cách, họ vẫn đủ khả năng đóng góp cho năng suất và sự phát triển của doanh nghiệp, thậm chí hoàn thiện ở mức độ cao.

Nhà tuyển dụng có thể hỗ trợ những nhân viên mắc chứng tự kỷ bằng cách nào?

Theo Tiến sĩ Temple Grandin, người luôn dùng chính trải nghiệm của mình để lên tiếng thay cho nhóm người tự kỷ, cho biết họ phù hợp với kiểu công việc:

  • Có tính cạnh tranh: Nghĩa là một công việc độc lập, không cần quá nhiều tương tác với đồng nghiệp, chẳng hạn như ngành nghiên cứu hoặc khoa học máy tính. Nhiều người lựa chọn công việc tự do để được chủ động hơn.
  • Được hỗ trợ: Cụ thể là cần một hệ thống hỗ trợ trong cộng đồng để tạo ra các vị trí phù hợp với tình trạng và điểm mạnh của họ.
  • An toàn: Doanh nghiệp có các chương trình hỗ trợ và huấn luyện nhân viên tự kỷ để nâng cao các kỹ năng liên quan đến công việc.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên chú ý đến quá trình tuyển dụng, chỉ tập trung vào năng lực làm việc hơn là những giới hạn thường gặp ở những người tự kỷ. Cấp quản lý cũng cần trao đổi yêu cầu rõ ràng cho nhân viên, tránh những yêu cầu hoặc luật lệ ngầm hiểu.

Để bắt đầu xây dựng một môi trường làm việc thân thiện với người tự kỷ, trước tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu toàn diện về chứng tự kỷ và ảnh hưởng của nó trong công việc. Từ đó mới có thể quản lý và bố trí nhân sự hiệu quả, xây dựng môi trường làm việc hợp lý, đồng thời huấn luyện những nhân viên khác cách giao tiếp và làm việc chung với họ.

Đôi khi chỉ với một điều chỉnh nhỏ trong chính sách, doanh nghiệp đã có thể tạo ra thay đổi lớn cho công việc và đời sống của nhân viên mắc chứng tự kỷ. Nhân “Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ” 2/4, các bác sĩ sức khỏe tinh thần và tâm lý của kênh khám từ xa Wellcare nhận tư vấn cho các doanh nghiệp về các vấn đề xoay quanh bệnh tự kỷ. Email cho chúng tôi: xinchao@wellcare.vn để nhận voucher quà tặng trị giá 500k VNĐ cho nhân viên (mỗi doanh nghiệp hạn chế 100 lần sử dụng), áp dụng vào tháng 4 cho các bác sĩ sức khỏe tinh thần.

Sự kiện liên quan

Liên hệ ngay
Do you need suitable HR solutions? Contact us now! Or call +84 906645006

Nhu cầu đăng ký tài khoản của bạn
Đăng ký hội viên cá nhân
Đăng ký Hội viên Doanh nghiệp
Tôi đồng ý với các điều khoản của VNHR